Đi thị trường, em đến một số cửa hàng thiết bị vệ sinh đủ các loại quy mô: Showroom to đùng có, lớn có, nhỏ có… Em gặp từ những nhà có kinh nghiệm kinh doanh thiết bị vệ sinh đến những nhà mới mở đại lý thiết bị vệ sinh rồi nói chuyện với một số bác bán từ thiết bị vệ sinh cao cấp đến thiết bị vệ sinh giá rẻ.
Em đều hỏi 1 câu: “Dạo này bán hàng thế nào bác?”
Các bác ấy trả lời em những câu kiểu kiểu như: “Kém lắm em!”, “Em ơi, không ăn thua !” hoặc “Ngày xưa bán còn được, còn có lãi chút, giờ không ăn thua lắm em ạ”.
Những câu trả lời giống như những câu cửa miệng vậy. Chẳng biết các bác ấy có nói thật không, nhưng em cứ tạm tin để viết bài này vậy.
Thật sự, là người đi kinh doanh ngoài thị trường, em biết thị trường thiết bị vệ sinh đang thay đổi từng ngày từng giờ. Dưới góc nhìn tích cực, em gọi đó là sự sôi động của thị trường thiết bị vệ sinh. Còn một số bác năng lượng kém hơn thì miêu tả: “Giờ làm cái gì cũng khó”, “cạnh tranh cao”, “lợi nhuận đang thấp dần”… Em nghĩ 1 phần cũng do các bác chưa chịu thay đổi theo ngành mà thôi.
Một vài ý kiến về cái ngành thiết bị vệ sinh này:
1 – “Trước dễ giờ khó hơn”
Các bác cứ nói trước đây làm đại lý thiết bị vệ sinh kiếm ăn dễ, bây giờ khó. Rồi câu chuyện vốn kinh doanh thiết bị vệ sinh ngày xưa ít hơn trong khi giờ cần nhiều. Em thấy có lý do so sánh cạnh tranh xưa – nay đúng 1 chút chứ về cơ bản em không đồng tình cho lắm.
Nếu nhìn theo góc độ cạnh tranh thì đúng là ngày xưa ít cạnh tranh hơn do ít ông bán và phân phối thiết bị vệ sinh nên khách hàng có ít lựa chọn, cho nên các bác này chẳng phải làm gì khách cũng tự đến. Còn ngày nay, chỉ đi vài bước lại có một cửa hàng thiết bị vệ sinh thì hẳn là khó khăn hơn rồi.
Nhưng ngược lại, ngày xưa dân ta nghèo xây nhà ít còn bây giờ ai cũng phấn đấu nhà cao cửa rộng. Cuộc sống hiện đại từng ngày, nhà nhà có nhu cầu mua sắm thiết bị vệ sinh. So với nhu cầu tăng theo cấp số nhân thì tính cạnh tranh chẳng thấm vào đâu. Em thấy nếu chỉ vịn vào cạnh tranh xưa – nay để nói về cái chững lại của các bác thì hơi chủ quan và chưa đánh giá hết cái được – mất của thị trường.
2 – Hàng hóa đa dạng hay nhộm nhoạm?
Cái thời cách đây chục năm, số hãng phân phối thiết bị vệ sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đến bây giờ, chúng ta không thể biết chính xác có bao nhiêu hãng thiết bị vệ sinh đang tồn tại. Trong khi các hãng mọc lên hàng ngày, hàng giờ thì thị trường đang trở nên đa dạng hay nhộm nhoạm?
Thời buổi hội nhập hiện nay, các nhà cung cấp thiết bị vệ sinh nước ngoài ồ ạt nhảy vào Việt Nam ở mọi phân khúc từ thiết bị vệ sinh giá rẻ đến thiết bị vệ sinh cao cấp. Trong đó, thiết bị vệ sinh Trung Quốc chiếm ưu thế hơn hẳn. Nếu cơ bản để ý sẽ thấy tất cả các hãng thiết bị vệ sinh lớn đều có những dòng sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc.
Điều này khiến cho khi các nhãn hàng Trung Quốc vào Việt Nam hoặc các công ty Việt Nam bán buôn thiết bị vệ sinh Trung Quốc dễ được thị trường chấp nhận hơn. Đó là chưa nói đến chất lượng thiết bị vệ sinh cao cấp của Trung Quốc cũng rất tốt.
Khi thị trường có quá nhiều thương hiệu thiết bị vệ sinh thì em nghĩ có lợi nhất chính là các cửa hàng thiết bị vệ sinh và người tiêu dùng. Cụ thể, các đại lý thiết bị vệ sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều nhà cung cấp thiết bị vệ sinh hơn, các hãng thiết bị vệ sinh này cạnh tranh với nhau và hỗ trợ rất nhiều cho cửa hàng, đại lý và nhà phân phối để vào được hàng.
Hơn nữa, cửa hàng muốn làm đại lý thiết bị vệ sinh độc quyền khu vực hoặc mở cửa hàng thiết bị vệ sinh mới đều dễ dàng hơn rất nhiều. Đó là sự đa dạng nhưng cũng ẩn chứa sự nhộm nhoạm giữa hãng thiết bị vệ sinh và các đơn vị gia công sen vòi, gia công thiết bị vệ sinh xây dựng thương hiệu.