0888 546 739

3 khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm được nhiều gia đình sử dụng hiện nay

Icceramic Thu Dau Mot Binh Duong 2

Nhà vệ sinh, nhà tắm là công trình thiết yếu của mọi gia đình. Ba khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm là 3 khu vực nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Vai trò của nhà vệ sinh, nhà tắm

Nhà vệ sinh, nhà tắm có vai trò quan trọng trong đời sống con người:

  • Đây là nơi con người giải quyết nhu cầu tối thiểu như tắm gội, đại tiểu tiện, đảm bảo sự vận hành tốt của các cơ quan trong cơ thể.
  • Là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của con người sau một ngày làm việc vất vả, hăng say.
  • Góp phần tạo nên tổng thể một ngôi nhà đẹp, sang trọng.

2. Các khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm

Nhà vệ sinh thường được bố trí ở 3 khu vực phổ biến:

Bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm ngoài nhà ở

Với những gia đình có quỹ đất xây dựng, nhà vệ sinh, nhà tắm được đặt tách biệt hẳn khỏi khu vực nhà ở. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích như:

  • Không lo mùi hôi (nếu có) lan từ nhà vệ sinh, nhà tắm sang nhà ở vì khu vực vệ sinh đã tách biệt.
  • Có ý nghĩa tốt cho phong thủy do trong nhà không còn chứa xú uế (xuất phát từ nhà vệ sinh), do đó đảm bảo sự an toàn, tài lộc, bình an, sức khỏe cho gia chủ.

3 khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm được nhiều gia đình sử dụng hiện nay

Nhà tắm, nhà vệ sinh đặt ngoài nhà ở

Khi bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm ngoài khu nhà ở, cần chú ý các điểm:

  • Nhà tắm, nhà vệ sinh nên ở góc khuất, ít người thấy.
  • Không đặt nhà tắm, nhà vệ sinh gần cổng ra vào.
  • Diện tích nhà tắm, nhà vệ sinh cần đủ rộng để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
  • Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Nam và hướng Bắc.

Bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm dưới gầm cầu thang

Với những gia đình quỹ đất xây dựng hẹp, họ tiết kiệm diện tích bằng cách đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Việc này đem lại một số lợi ích như:

  • Tiết kiệm diện tích tối đa cho gia đình.
  • Tiện lợi cho người sử dụng (do không phải đi lại nhiều), đặc biệt là gia đình có người già, người bệnh, người đang mang bầu hoặc mới sinh con.
  • Tận dụng lợi thế nhà ống, nước chảy thẳng từ trên bồn chứa trên cao sẽ tạo được áp lực nước lớn, không phải dùng đến bơm tăng áp.

3 khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm được nhiều gia đình sử dụng hiện nay

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Tuy nhiên, đặt nhà vệ sinh, nhà tắm dưới gầm cầu thang cũng đồng nghĩa với đặt nơi thường có xú uế, tức âm khí, ở trong nhà, sẽ hút dương khí của gia chủ. Do đó, để khắc phục, bạn cần chú ý hệ thống khử mùi, thoát khí, đẩy khí xấu ra ngoài, luôn giữ khu vực vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, thơm tho để không làm ảnh hưởng đến phong thủy.

Thêm vào đó, diện tích của nhà vệ sinh, nhà tắm trong gầm cầu thang thường nhỏ nên bạn cần phải chú ý đến việc bố trí thiết bị bên trong sao cho phù hợp, tiết kiệm diện tích, đảm bảo tiện nghi.

Bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm trong phòng ngủ

Một vị trí khác để bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm chính là trong phòng ngủ. Việc này cũng đem lại một số tiện lợi nhất định, tương tự như lợi ích khi đặt nhà vệ sinh trong gầm cầu thang.

Tuy vậy, phòng ngủ rất cần dương khí, không thể để âm khí của nhà vệ sinh hút mất nên bạn cần chú ý giữ nhà vệ sinh, nhà tắm luôn sạch sẽ, thơm tho để giảm tối đa âm khí. Đồng thời, lưu ý đến các yếu tố phong thủy khác để đảm bảo không phạm phong thủy như: Không để nhà vệ sinh đối diện giường ngủ, không để bồn cầu đối diện cửa nhà vệ sinh…

3 khu vực bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm được nhiều gia đình sử dụng hiện nay

Nhà vệ sinh trong phòng ngủ

Trên đây là 3 khu vực bố trí nhà vệ sinh phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn khu vực phù hợp nhất với đặc điểm gia đình mình. Liên hệ với Thiết bị vệ sinh Korest để được cung cấp đầy đủ các thiết bị vệ sinh, nhà tắm chất lượng nhất với giá bán hợp lý, cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.